Từ lâu, đối với người Trung Quốc, bánh Trung Thu (tiếng Hán gọi là “Nguyệt bính”, nghĩa là bánh Nguyệt, còn tiếng Anh dịch thao tiếng Hán gọi là “Moon cake”) đã là thứ không thể thiếu và là đồ ăn truyền thống trong dịp Tết Trung Thu.
Cứ mỗi dịp trung thu về, khi nhắc đến rước đèn trung thu, phá cỗ thì người ta lại không thể quên nhắc đến hình ảnh của bánh Trung Thu với đầy đủ hương vị, nào là bánh bánh mặn, bánh ngọt, bánh nướng, bánh dẻo, bánh Trung Thu luôn biết cách giữ chân mọi người nhớ đến chúng nhiều hơn nhờ các hãng bánh luôn đưa ra nhưng chiếc bánh ngon, hộp bánh đẹp. Cùng Banhtrungthu.org tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu này nha.
List
1, Nguồn gốc bánh Trung Thu:
Người Trung Quốc coi Tết Trung Thu là ngày đoàn viên và họ ăn bánh Trung Thu với hình tròn cũng là để tượng trưng cho sự đoàn viên, xum họp. Thế nhưng nguồn gốc bánh Trung Thu là ở đâu và có từ bao giờ? Tại Trung Quốc có rất nhiều cách giải thích khác nhau và dường như cách nào cũng có lý.
Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền, tập tục Tết Trung Thu ăn bánh Trung Thu là có từ cuối thời Nguyên (1271-1368), đầu thời Minh (1368-1644).
Chuyện kể rằng khi đó Chu Nguyên Chương lãnh đạo người Hán chống lại bạo chính của triều đình nhà Nguyên và thống nhất ngày 15/8 âm lịch tiến hành khởi nghĩa. Trước ngày này, mọi người đã mượn cớ tặng bánh cho nhau để giấu trong những chiếc hình tròn những mẩu tin thống nhất ngày giờ khởi nghĩa.
Sau đó, Chu Nguyên Chương lật đổ triều đình nhà Nguyên, lập lên triều Minh (1368-1644) và trở thành vị Vua đầu tiên của triều đình nhà Minh cai quản Trung Quốc.
Từ đó, thần dân triều Minh lấy ngày 15/8 Âm lịch là tượng trưng của ngày lật đổ triều đại dị tộc (không phải người Hán) thống trị Trung Quốc và cũng không quên vai trò liên lạc của những chiếc bánh hình tròn giống như mặt Trăng. Và tập tục Tết Trung Thu ăn bánh Trung Thu lưu truyền trong dân gian Trung Quốc đến ngày hôm nay.
Thế nhưng bên cạnh đó còn một cách giải thích khác. Tương truyền thời Trung Quốc cổ đại, Hoàng Đế có nghi lễ cúng mặt Trời vào mùa Xuân và cúng mặt Trăng vào mùa Thu để cầu cho mưa thuận gió hòa, thần dân yên lành, đất nước bình yên. Vì thế, trong dân gian coi ngày 15/8 âm lịch là ngày cúng thần Trăng.
Dịp này mọi người làm bánh hình tròn giống như mặt Trăng gọi là “Nguyệt bính” (bánh Trăng) để cúng thần Trăng, cúng xong mọi người cùng vừa thưởng thức bánh vừa ngắm Trăng.
Do ngày 15/8 âm lịch là tiết giữa thu nên gọi là Trung Thu và ngày cúng thần Trăng được coi là ngày “Tết” nên gọi là “Tết Trung Thu”. Lâu dần nghi lễ ăn “Nguyệt bính” ngắm Trăng vào đêm 15/8 âm lịch trở thành thói quen và tập tục lưu truyền đến ngày hôm nay.
2, Ý nghĩa của những chiếc bánh Trung Thu
Vì được du nhập về Việt Nam khá sớm nên bánh Trung Thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của nó. Ở Việt Nam 2 loại bánh trung thu truyền thống được biết đến nhiều nhất là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại đều có ý nghĩa đặc trưng riêng khác nhau như sau:
Ý nghĩa của từng loại:
- Bánh dẻo thường có màu trắng có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.
- Bánh nướng mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong cuộc sống, công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, bánh ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Ý nghĩa về hình dáng chiếc bánh:
- Bánh hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng tròn trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.
- Bánh hình vuông đại diện cho hình dáng của trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.
Hiện nay, bánh trung thu không chỉ dừng lại ở đó, có nhiều nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn vẹn nguyên như thế.
Hy vọng với bài chia sẽ trên đã giúp bạn hiểu thêm được về nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc bánh Trung Thu.