Ở nước ta Rằm tháng 8 mỗi năm đều diễn ra một sự kiện truyền thống đặc biệt tết Trung thu (tết Đoàn viên), được nhiều người mong đợi không kém gì tết Nguyên Đán. Vì vậy có nhiều người lầm tưởng tết trung thu chỉ diễn ra trong nước mà không hề biết dịp đặc này còn được rất nhiều nước Châu Á đóng mừng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… Phong tục, nghi thức và các hoạt động chuẩn bị cho ngày này của mỗi nước giống có khác có. Bạn có thắc mắc tết Trung thu ở nước láng giềng Trung Quốc diễn ra như thế nào không? Hãy cùng banhtrungthu.org tìm hiểu tết Trung thu ở Trung Quốc giống và khác Việt Nam ở điểm nào qua bài viết dưới đây.
List
1. Nguồn gốc ra đời của tết Trung thu của 2 nước
Vì có nhiều truyền thuyết kể lại và những thông tin lịch sử chưa xác minh được độ chính xác nên đến nay cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa xác định thời gian chính xác tết Trung thu được ra đời khi nào.
Tại Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học thì hình ảnh đón mừng Trung thu đã xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện 1893, tuy nhiên trống đồng này đã có niên đại 2000 – 2500 năm tính đến nay cho nên vẫn không xác định chính xác thời gian nguồn gốc ra đời. Còn theo các tài liệu lịch sử cổ xưa vào thời nhà Lý (1121) tại kinh đô Thăng Long đã tổ chức các hoạt động đón mừng như: rước đèn trung thu, múa rối nước, hội đua thuyền được cho là ngày tết Trung thu. Đến đời Lê – Trịnh thì tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà trong cuốn “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Theo như lịch sử thì Tết trung thu tại nước láng giềng Trung Quốc ra đời vào thời nhà Thương ở thế kỷ 10 TCN. Vào thời bấy giờ người dân gọi đây là ngày hội ăn mừng mùa màng bội thu Rằm tháng 8. Sau này vào năm 618-907 thuộc nhà Đường thì lễ hội này ngày càng trở nên phổ biến và cho đến thời nhà Chu thì thuật ngữ Tết trung thu mới xuất hiện. Còn người Trung Hoa cổ đại lại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu thời kì của nền văn minh lúa nước tại đồng bằng Nam Trung Hoa và Đồng Bằng sông Hồng của Việt Nam, là ngày lễ hội ăn mừng bội thu giữa năm, lúc này nông dân nghỉ ngơi vui chơi sau một mùa vụ.
2. Ý nghĩa của ngày tết Trung thu
Cả 2 nước đều đón mừng tết Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Ai củng biết Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều nét văn hóa truyền thống tương đồng với nhau, nhưng ý nghĩa ngày tết Trung thu là ngoài lệ.
Tại Việt Nam ý nghĩa chính của tết Trung chính là sự đoàn viên, sum vầy của các thành viên trong gia đình. Lúc này mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ để cúng tế trời đất và tổ tiên cầu mong một năm thịnh vượng cho tất cả thành viên trong gia đình. Sau khi cúng kiến xong thì người lớn ngồi lại cùng nhau phá cỗ san sẻ những câu chuyện hằng ngày với nhau, trẻ em thì được ăn những chiếc bánh trung thu thơm ngon và tham gia các trò chơi nhân gian đặc trưng như rước đèn, múa lân, ô ăn quan,… Người Việt coi tết Trung thu là ngày thể hiện của con người đối với mặt trăng bằng cách dâng lên những đặc sản tại địa phương như đáp lễ cho mặt trăng.
Tết Trung thu ở Trung Quốc được người dân đón mừng vì vụ mùa bội thu. Vào đêm trăng tròn người dân sẽ bày tiệc tổ chức ăn mừng dưới trăng tròn, biểu diễn múa lân, sư tử cho trẻ em và đặc biệt nam thanh nữ tú tập trung lại tổ làm thơm, ca hát. Cũng từ đây mà nhiều cặp đôi nên duyên hoặc hẹn hò vào tết Trung thu.
3. Các hoạt động đón mừng trong ngày tết Trung thu
Mâm cỗ
Mâm cỗ cúng đêm Rằm tháng 8 tại Việt Nam sẽ gồm có bánh trung thu, kẹo, bưởi, táo,… và trái cây đặc sản của vùng đó để trang trí thêm cho mâm cỗ của gia đình. Mâm cỗ được đặt ra giữa sân khi mặt trăng lên cao và sáng nhất chính là lúc để cúng trời đất và tổ tiền cầu mong mùa màng bội thu, thịnh vương và sức khỏe cho cả gia đình.
Tương tự với người Việt, mâm cỗ đêm trăng của người Trung cũng có bánh trung thu, trái cay y vâì sản vùng miền khác nhau để bày tỏ thành ý mong muốn vạn sự bình an. thu truyền thống và cá
Tục ngắm trăng
Như cúng đã nói ở trên thì Việt Nam vào ngày mọi người quay quần bên mâm cỗ để trò truyện dưới ánh trăng. Lúc này vừa kể nhau nghe những câu chuyện, vừa ngồi ngắm trăng và hòa mình vào khung cảnh ấm cúng của đêm trăng.
Ở Trung Quốc thì lại khác người dân sẽ đổ ra đường cùng ngắm trăng tròn và ánh sáng len lõi trong dòng người tấp nập. Thậm chí nhiều người còn chọn đi mua sắm và tụ tập ăn uống hàng quán vào đêm này, cho nên khung cảnh Trung thu ở nước láng giềng trở nên sôi động rộn nhịp
Tục rước đèn
Người Trung Quốc tin rằng treo những lồng đèn đỏ tròn trước cửa nhà sẽ đem lại sự bình yên, may mắn đến cho gia chủ vào dịp Trung thu, hoặc là những lồng đèn được làm dưới dạng hoa đăng rồi thả trôi trên mặt nước sẽ mang đến sự hạnh phúc, may mắn, hạnh phúc. Đó là tục rước đèn phổ biến nhất trong mùa Trung thu của nước láng giềng.
Còn lồng đèn ở Việt Nam phần lớn được cho trẻ em chơi cho nên lồng đèn thường có thiết kế nhiều màu sắc đa dạng kiểu dáng phù hợp với thiếu nhi. Từ hình dáng ngôi sao truyền thống đến hình dáng con vật dễ thương hoặc tô điểm thêm nhiều họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc như chữ thư pháp, hoa đào, hoa mai và những hình ảnh đêm trung thu đẹp mắt. Đèn lồng đối với người dân Việt Nam còn tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tình cảm gia đình.
Hoạt động khác:
Nhiều người tại Việt Nam còn nhân dịp này để gắn kết mối quan hệ xung quanh bằng cách trao tặng nhau những hộp bánh trung thay cho những lời chúc tốt đẹp nhất đến người nhận. Trẻ em ở xóm thì đi theo từng đoàn rước đèn, ca hát, náo nhiệt cả khu phố.
Ở Trung Quốc thì mọi người tập trung tại hồ nước thả những chiếc đèn hoa đăng có chứa những gửi gắm cầu mong an khang, hạnh phúc, cho tất cả mọi người xuôi theo dòng nước theo hướng ánh trăng tròn, ngoài ra, còn có trò chơi rước đèn giải câu đố cực kỳ thú vị. múa lân cũng là một hoạt động không thể thiếu trong ngày này ở nước bạn cầu mong an lành cho mọi người.
Tìm hiểu thêm về: Truyền thuyết ra đời bánh trung thu ở Trung Quốc
Hy vọng với nội dung bài viết đã cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức thú vị về sự khác biệt giữa nước ta và nước láng giềng Trung quốc. Tuy có điểm giống hoặc khác nhau trong các hoạt động hoặc lúc chuẩn bị thì đây vẫn là một phong tục lâu đời có từ xa xưa của 2 nước. Vì vậy banhtrungthu.org mong muốn cho dù xã hội có hiện đại thì mọi người nên giữ gìn và phát triển nét đặc trưng văn hóa này.