Bánh trung thu là loại bánh truyền thống được rất nhiều người mong đợi đến ngày rằm tháng 8 để được thưởng thức. Nhâm nhi thưởng thức những chiếc bánh với những hương vị mặn, ngọt béo ngậy cùng tách trà nóng đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong dịp này. Bánh không chỉ được yêu thích từ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng không thể cưỡng lại hương vị thơm ngon của nó, tuy nhiên lại có một số trường hợp không nên ăn bánh trung thu. Đó là những ai và lí do nào? Hãy cùng đọc hết bài viết để xem bạn và người thân có ai trong trường hợp này không nhé.
List
1. Tìm hiểu về bánh trung thu
Bánh trung thu là một nét ẩm thực đặc trưng riêng trong dịp rằm tháng 8, vào dịp này lại thấy nhiều người tấp nhập tại các gian hàng bán bánh để mua về thưởng thức cùng gia đình hoặc mua làm quà tặng để thể hiện thành ý, sự quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh. Nếu trước đây chỉ có bánh nướng và bánh dẻo truyền thống thì bây giờ các loại bánh trung thu đã được đa dạng hơn rất nhiều, từ các loại nhân cao lương mĩ vị đến các vị ngọt hiện đại như cà phê, trà xanh matcha, sô cô la,…Ngoài ra, còn có loại bánh được làm từ đường ăn kiêng phù hợp cho người ăn kiêng, người bị tiểu đường.
Thành phần trong một chiếc bánh trung thu:
Về thành phần dinh dưỡng thì bánh trung thu rất ngọt và béo ngậy, do chứa nhiều đường và chất béo. Do vậy nó cung cấp rất nhiều năng lượng khi thưởng thức, với những người bình thường và gầy còn đỡ, còn trường hợp thừa cân béo phì và những người có bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng thì là mối nguy cơ cao tới sức khỏe.
- 1 chiếc bánh dẻo thập cẩm 170gram cung cấp 566 calo, 16,3g đạm, 110,2g glucid, 6,6 lipid; (năng lượng gấp 2,5 lần một bát phở bò)
- 1 bánh nướng thập cẩm cung cấp 706 calo, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid; (năng lượng bằng 1 tô cơm lớn 750calo)
Có thể thấy bánh trung thu rất giàu năng lượng nếu bạn ăn không có chừng mực rất dễ gây ra tăng đường huyết, đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh mãn tính về dinh dưỡng. Do phải trải qua nhiều khâu chế biến nên lượng vitamin còn lại trong bánh sẽ bị hao hụt đáng kể nên việc ăn nhiều bánh chưa chắc đã tốt mà còn có thể mang lại những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
2. Nếu ăn nhiều bánh trung thu sẽ bị gì?
Tăng cân
Đây chính là tác động xấu mà ăn nhiều bánh trung thu mà ai cũng có thể gặp từ trẻ nhỏ đến người lớn. Vì calo trung binh cần nạp vào cơ thể mỗi ngày chỉ dao đọng từ 1600 – 2200 calo, nhưng theo chỉ số thành phần trong một bánh đã kể trên đã chứa gần 1000 calo nên việc ăn quá nhiều bánh dễ gây tăng cân là điều hiển nhiên.
Tham khảo bài viết: Một số bí quyết ăn bánh trung thu không lo tăng cân
Tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ
Nếu trẻ đang trong trường hợp thừa cân hoặc mắc chứng rối loạn dung nạp đường Glucose mà ăn quá nhiều có thể gây tiểu đường. Còn với trẻ bình thường khi ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ bị tăng đường huyết đột ngột gây mệt mỏi chán ăn nếu tình trạng kéo dài còn khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Da bị nổi mụn
Ăn nhiều bánh sẽ nạp nhiều vào cơ thể nhiều hàm lượng protein, nếu bạn không kiểm soát khiến cho hàm lượng protein dư thừa cũng chính là nguyên nhân gây nổi mụn và viêm da mà ít ai biết tới.
3. Trường hợp bị một số bệnh dưới đây cần cân nhắc khi ăn bánh trung thu
Bệnh nhân tiểu đường
Như đã biết ở trên thì bánh trung thu có rất nhiều thành phần đường hóa học, đại kị với bệnh nhân bị tiểu đường, vì bản thân người bị tiểu đường luôn luôn phải kiểm soát được lượng đường huyết của mình, nên chỉ cần ăn một miếng nhỏ cũng khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao, khiến bệnh càng trở nặng và gây ảnh hưởng việc điều trị. Nếu thực sự muốn ăn thì nên chọn mua những loại bánh được làm bằng đường ăn kiêng được bán trên thị trường.
Viêm đại tràng và tá tràng
Một chiếc bánh trung thu cần một lượng lớn axit trong dạ dày để tiêu hóa hết. Lượng axit được bài tiết ra nhiều sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.
Người bị sỏi mật, túi mật
Khi ăn quá nhiều bánh trung thu, bệnh nhân bị sỏi mật, túi mật có thể bị viêm tụy cấp tính và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu không cần thiết thì bệnh nhân sỏi mật, túi mật không nên sử dụng.
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao
Người bị tim mạch, mỡ trong máu, huyết áp cao được khuyên là nên hạn chế tối đa bánh kẹo ngọt, mà bánh trung thu là loại bánh cực kì ngọt với nhiều thành phần đường bên trong sẽ khiến bệnh tình của các bệnh nhân trở nặng nếu ăn nhiều.
400mg là hàm lượng cholesterol tối đa mà các bệnh nhân bị mỡ máu, huyết áp cao được nạp vào cơ thể. Trong khi đó trứng muối có trong nhân bánh lại chữa đến 600 – 1500mg cholesterol vượt qua mức khuyến nghị của bác sĩ, có thể gây nhồi máu cơ tim nếu lạm dụng quá nhiều.
Người bị gout (thống phong):
Cũng cần kiêng cữ các món ăn giàu đạm và các loại đậu đỗ, nên tránh các loại bánh nhân đậu, nhân thập cẩm, ưu tiên chọn lựa các loại bánh nhân khoai củ.
Người thừa cân béo phì
Trong bánh trung thu rất ngọt và béo ngậy, nhiều calo do vậy nó cung cấp nhiều năng lượng. Vì bánh giàu năng lượng từ đường và chất béo, nên những người thừa cân béo phì và những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng là một mối nguy cơ lớn tới sức khỏe.
Người già và trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu còn với người lớn tuổi hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm đáng kể không thể tiêu hóa hết lượng đường và chất béo lớn có trong bánh trung thu sẽ khiến hai đối tượng này gặp các vấn đề tiêu hóa không mong muốn khi ăn bánh. Ngoài ra, người già nếu bị các bệnh mãn tính đã kể ở trên thì còn dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi.
Trẻ biếng ăn cũng là đối tượng nên hạn chế vì khi ăn 1 miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng.
4. Ăn bánh trung thu đúng cách
Ăn lượng bánh nhỏ phù hợp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất chỉ nên ăn 1 miếng bánh nhỏ (bằng 1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ. Nếu bạn muốn ăn nhiều hơn nên giảm lượng cơm hoặc thức ăn tương ứng. Chẳng hạn nếu ăn 1/2 chiếc bánh nướng thì phải bớt đi 1 bát cơm. Đặc biệt không ăn bánh trung thu thay bữa chính mà chỉ dùng như tráng miệng sau bữa ăn để hạn chế lượng đường nạp vào.
Ăn kèm với trái cây hoặc trà
Khi ăn bánh trung thu với trà nóng tạo nên sự ngon miệng hoàn hảo. Trà còn tốt cho hệ tiêu hóa của người dùng giúp tiêu hóa tốt hơn khi ăn. Trái cây nên những loại có vị chua nhẹ để ăn kèm bánh trung thu giảm bớt vị ngọt ngấy của bánh, trong trái cây cũng có nhiều vitamin tốt cho cơ thể.
Hy vọng với nội dung trên đã cho bạn biết thêm một thông tin hữu ích cho bạn và cảnh báo người thân. Nếu biết cách thưởng thức bánh trung thu lành mạnh, bạn và người thân sẽ không cần lo mình sẽ tăng cân hay bị ảnh hưởng sức khỏe. Bạn hãy kết hợp món bánh rằm tháng tám này vào thực đơn thật khéo léo để thỏa mãn vị giác mà vẫn không gây hại cho cơ thể nhé.